Câu hỏi này phổ biến đến mức trờ thành câu hỏi gợi ý thứ 3 bật lên khi gõ từ khóa "mức độ thường xuyên" ở Google.
Khi không gội đầu , giống như ở da mặt, da đầu sẽ tạo nên các chất nhờn được gọi là bã nhờn. Da đầu lúc này sẽ trở lên sẫm màu và bết dính giúp làm ẩm và giữ cho tóc không bị khô. Tùy vào cơ địa mỗi người mà lượng bã nhờn được sản xuất ra khác nhau tùy thuộc vào yếu tố di truyền hoặc kích thích tiết tố. Ở những tuổi dậy thì, các kích thích tiết tố này có nhiệm vụ sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Đó là nguyên nhân chính khiến các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì thường hay bị mụn trứng cá hoặc tóc bết dính nhanh sau khi gội.
Theo bác sĩ Lynne Goldberg, chuyên gia về tóc kiêm giám đốc trung tâm Y tế Boston, Mỹ đã khuyên "không nên gội đầu mỗi ngày, gội đầu quá nhiều sẽ khiến da đầu mất hết độ ẩm cần thiết". Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lần nên gội đầu như kết cấu tóc, kiểu tóc hoặc loại da. Cụ thể như sau:
Tạo kiểu tóc
Một yếu tố tác động không nhỏ vào sự phát triển của tuyến bã nhờn là mức độ tác động của bạn lên mái tóc để tao kiểu. Nếu tóc bạn bị hư hỏng nặng do tạo kiểu thường xuyên và sử dung nhiều hóa chất, thì bạn nên hạn chế sử dụng dầu gội đầu hơn người bình thường. Tốt nhất là chỉ gội từ một đến hai lần trong tuần.
Loại da
Nếu da và tóc của thuộc loại bình thường (không phải quá khô hoặc không quá dầu) thì bạn chỉ cần gội một đến hai lần trong tuần. Nếu da đầu thuộc loại nhờn, bạn có thể gội đầu thường xuyên hơn
Kết cấu của tóc
Cấu trúc của tóc có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ hoạt động của bã nhờn từ chân tóc thông qua kết cấu của mái tóc. Ví dụ, những người tóc thô hoặc xoăn sẽ làm bã nhờn tiết ra chậm hơn, có thể chỉ cần gội đầu một lần trong tuần. Ngươc lại, những người có mái tóc thẳng và mượt thì lượng bã nhờn sẽ tiết ra nhiều hơn, nên gội đầu hằng ngày để tránh tích tụ bã nhờn quá lâu trên đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét